Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày 21.10 của Báo Thanh Niêncó những thông tin đáng chú ý sau:
Nâng ly ngày 20.10,àyCôgáibịphạtnồngđộcồnngàxem trực tiếp cô gái bị CSGT lập biên bản sau nhiều lần 'thổi không ra hơi'
Một người phụ nữ đã bị lập biên bản vi phạm nồng độ cồn vào tối 20.10.2023 khi chạy xe máy chở bạn về sau một bữa tiệc sinh nhật. Dù nhiều lần cố tình thổi không ra hơi, người phụ nữ này vẫn không qua mặt được lực lượng CSGT.
Ngoài người phụ nữ này, nhiều người tham gia giao thông khác cũng đã bị Đội CSGT Bàn Cờ, thuộc Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn tại giao lộ Cao Thắng - đường 3 Tháng 2 vào khuya 20.10.2023.
Nâng ly ngày 20.10, cô gái bị CSGT lập biên bản sau nhiều lần 'thổi không ra hơi'
Tổng cộng, tổ công tác đã kiểm tra 19 trường hợp trong đó phát hiện 5 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Đến gần rạng sáng 21.10, buổi kiểm tra kết thúc, các phương tiện được niêm phong, đưa về trụ sở Đội CSGT Bàn Cờ, tiếp tục xử lý theo quy định.
Đoạn đường ngập như sông ở TP.HCM: Cứ ra ngoài là phải mang ủng
Đến mùa mưa là nỗi ám ảnh về ngập lại ập tới với những người dân sống tại đường An Phú Đông 35 (tên cũ là An Phú Đông 25), thuộc phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM.
Theo các hộ dân sinh sống ở đây, con đường này dài gần 400 mét nhưng không có cống thoát nước. Vì thế, tình trạng ngập diễn ra thường xuyên, nhất là khi trời mưa, nước ngập lên đến bắp chân, cộng với việc đường bị hư hỏng nặng khiến nhiều người té ngã, thậm chí là loay hoay tìm đồ trong biển nước.
Đường ngập như sông ở TP.HCM: Cứ ra đường là phải mang ủng
"Đi theo mé vậy đó, ít ít nước còn đỡ chứ nhiều khi mưa lớn đi mé cũng té nữa, kiểu gì cũng té hết", chị Nguyễn Thị Lan Phượng, một người dân sống ở khu vực này chia sẻ.
Không chỉ đi lại khó khăn, việc kinh doanh của nhiều người cũng bị trì trệ và khi phải 'chôn chân' trong biển nước. Ngao ngán khi đường bộ hóa đường thủy, người dân ở đây mòn mỏi chờ đợi một con đường khô ráo và sạch sẽ.
"Đường này ở đây là ngập khoảng trên 6 tháng rồi. Bây giờ tình hình kinh doanh, đi lại rất là khó. Tội nhất là mấy em học sinh, ví dụ như sáng đi học, đi làm mặc áo dài, có khi té tôi phải ra tôi chở về nhà cho thay đồ. Có những đứa nhỏ đi lại rất là bất tiện, kể cả phương tiện, buôn bán.
Nước thoát trong nhà ra cũng thoát không được. Mưa nhiều quá nó ngập, ở trong nhà nước đầy là người ta phải múc nước đem ra ngoài. Điển hình như khu nhà trọ kế bên chỗ của tôi bây giờ ở đây người ta không có làm gì được luôn. Đi đứng bất tiện, chưa kể dịch bệnh, rồi mất vệ sinh", ông Lê Ngưu Phúc (quận 12, TP.HCM) chia sẻ.
Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vnvà kênh YouTube BáoThanh Niên.